Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là bao nhiêu?

Bạn có biết độ tuổi ngững phát triển chiều cao của cơ thể là bao nhiêu hay không? Nếu bạn đang muốn cải thiện vóc dáng cơ thể thì bạn cần phải nắm được bao nhiêu tuổi thì chiều cao sẽ ngừng phát triển đề từ đó biết cách tăng chiều cao của cơ thể trước khi quá muộn! Hãy cùng Bepviet24h tìm hiểu điều này nhé!

Chiều cao của cơ thể phát triển đến năm bao nhiêu tuổi?

Nhiều người thường cho rằng chiều cao của cơ thể sẽ ngừng phát triển sau khi qua 20 tuổi, tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi qua 20 tuổi, chiều cao của cơ thể vẫn có thể tăng nhưng tốc độ tăng rất chậm. Theo như thông tin từ các nhà nghiên cứu thì độ tuổi ngừng phát triển chiều cao của nam là 25 tuổi và ở nữ là 23 tuổi!

Do-tuoi-ngung-phat-trien-chieu-cao-1


Việc tốc độ tăng chiều cao giảm dần là vì càng lớn tuổi, khả năng sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể sẽ giảm dần, vì vậy mà bạn bạn nên chú ý áp dụng những phương pháp tăng chiều cao càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp cho bạn thúc đẩy được sự phát triển chiều cao của cơ thể nhanh chóng và hiệu quả!

Những cách tăng chiều cao hiệu quả


Do-tuoi-ngung-phat-trien-chieu-cao-2

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao

Mọi người luôn mong muốn có được chiều cao tối đa. Một số người tìm đến những loại thuốc kích thích tăng chiều cao và một số khác thì chăm chỉ tập luyện thể thao. Tuy nhiên, mọi người lại thường lơ là, không chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Thực tế thì một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy chiều cao, hỗ trợ chiều cao phát triển tự nhiên và nhanh chóng, cực tốt và an toàn cho sức khỏe

Để phát triển chiều cao tối đa, bạn cần bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Sự trao đổi chất lành mạnh rất quan trọng trong cơ thể. Bởi vậy, bạn nên có 6 bữa ăn cân bằng mỗi ngày. Việc phân chia thành những bữa ăn nhỏ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, giảm sự tích trữ chất béo trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua các chất dinh dưỡng khác như khoáng chất, phốt pho, magiê, vitamin, và hydrat-cacbon bởi vì chúng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển chiều cao.
Canxi thực sự cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của xương, bạn có thể bổ sung bằng các loại rau xanh hay các sản phẩm từ sữa.

Việc tiêu thụ kẽm cũng vô cùng quan trọng bởi vì thiếu hụt kẽm có thể khiến trẻ em còi cọc. Những thực phẩm như trứng, chocolate, măng tây, đậu phộng rất dồi dào kẽm.

Vitamin D và protein giúp kích thích các hoocmon quyết định sự phát triển của cơ thể và giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, bạn nên ăn nhiều thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng như lòng trắng trứng,
thịt nạc, đậu hũ, các loại đậu, và pho mát.

Do-tuoi-ngung-phat-trien-chieu-cao-3

Chăm chỉ vận động để cải thiện vóc dáng cơ thể

Bên cạnh việc ăn uống, luyện tập thể dục thể thao cũng là cách để hỗ trợ hormone tăng trưởng ở trẻ em và giúp người lớn có thể “nhích” thêm vài cm. Tập luyện thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng trọng khối lượng xương khi trưởng thành.

Ngồi ì một chỗ sẽ làm cho hệ xương trì trệ, kém phát triển, sớm lão hóa… Điều này không chỉ kìm hãm sự phát triển chiều cao mà còn khiến khả năng dài thêm của xương kết thúc sớm. Bởi vậy, hãy vận động thường xuyên như đi bộ, làm việc nhà… Khi ngồi học hoặc làm việc, bạn nên tránh ngồi lâu mà hãy đứng dậy giải lao, thư giãn, vươn vai sau mỗi 45 – 60 phút.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là liệu pháp tốt nhất cho chiều cao. Thiếu ngủ hoặc thức trắng đêm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao theo thời gian. Chất lượng giấc ngủ liên quan mật thiết tới quá trình phát triển cơ và xương trong khi ngủ. Không những thế, hooc-môn giúp phát triển cơ thể, liên quan trực tiếp đến chiều cao, được sản sinh trong khi ta ngủ. Do đó, ít nhất hãy ngủ 7 tiếng mỗi ngày.

Do-tuoi-ngung-phat-trien-chieu-cao-4

Điều chỉnh tư thế chuẩn

Có thể bạn chưa biết, tư thế thường xuyên của cơ thể cũng có tác động đến cột sống và vóc dáng, qua đó ảnh hưởng đến chiều cao. Chúng ta nên điều chỉnh cơ thể theo các tư thế chuẩn. Đặc biệt, các bạn nên tránh những tư thế không có lợi cho chiều cao như buông thõng vai, khom lưng, chống tay vào cằm, gục đầu, ngồi vẹo, ngủ co quắp, cong lưng, ghì chân vào ngực hay nằm sấp…

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm thuốc uống tăng chiều cao để giúp cải thiện vóc dáng cơ thể nhanh chóng. Tham khảo thêm chi tiết về thuốc uống tăng chiều cao

Những giai đoạn vàng giúp phát triển chiều cao hiệu quả

Giai đoạn 9 tháng bào thai: Giai đoạn này thường rất ít mẹ để ý đến, bởi mẹ không nghĩ rằng chiều cao của bé ảnh hưởng từ thời gian này. Trong khoảng thời gian này nếu mẹ bầu được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt, tăng cân từ 10 đến 20kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời sẽ là 50cm.

Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25cm, 2 năm tiếp theo bé sẽ tăng lên 10cm/năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng chiều cao của trẻ.

Giai đoạn dậy thì ( 10-16 đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai): Trong 1 đến 2 năm bất kỳ ở độ tuổi này, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh từ 8 đến 12cm, sau đó chiều cao sẽ tăng nhưng không đáng kể. Tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ tuổi dậy thì.

Tin liên quan: Chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ
Share on Google Plus

About Bepviet

Chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm món ngon mỗi ngày cũng như những tin tức về sức khỏe, làm đẹp, mẹ và bé dành cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment