7 dấu hiệu trầm cảm của trẻ mà cha mẹ cần chú ý

Bệnh trầm cảm thường thấy ở độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trầm cảm xảy ra ở trẻ em mà nếu cha mẹ không chú ý sẽ không kịp phát hiện và chữa trị tình trạng bệnh của trẻ.

Trên thực tế, nếu chú ý quan sát, không khó để phát hiện ra những bất ổn trong tâm lý của trẻ. Tất nhiên, không thể dựa vào những biểu hiện bên ngoài để kết luận trẻ có bị trầm cảm không, hay trầm cảm ở mức độ nào mà tất cả sẽ phải trải qua tham vấn của bác sĩ. Các bậc phụ huynh hãy chú ý những dấu hiệu bệnh trầm cảm của trẻ sau đây của Bepviet24h để kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhé!!


Những biểu hiện trầm cảm của trẻ

Điểm học tập của trẻ tụt xuống

Trầm cảm ở trẻ nhỏ khiến trẻ khó có thể tập trung học được, dẫn đến việc khó tập trung nghe giảng, hoặc khó tập trung khi làm bài tập về nhà. Nếu trẻ vốn là một học sinh giỏi nhưng nay điểm số lại thấp hơn so với bình thường, thì bạn nên xem xét xem có vấn đề gì xảy ra với trẻ hay không. Rất nhiều trường hợp trẻ bị trầm cảm, nhưng cha mẹ chủ yếu nhận thấy triệu chứng thiếu tập trung, chứ không phải là dấu hiệu trẻ hay buồn rầu và không nhận thấy đây là một trong những dấu hiệu bệnh trầm cảm của trẻ. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bối rối và có thể thực hiện những can thiệp sai cách.

Trẻ cảm thấy mình vô dụng

Hãy chú ý đến trẻ nếu trẻ hay nói những câu như “Không bạn nào thích chơi với con cả” hay “Con chẳng làm được gì cả”. Nhận ra những suy nghĩ trầm cảm này của trẻ và định hướng những suy nghĩ này theo một hướng tích cực hơn có thể sẽ giúp ích cho trẻ.


Trẻ hay cáu gắt bất thường: 

Trẻ dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu, và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn, hay trước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần. Thi thoảng, trẻ sẽ muốn tìm một nơi cho riêng mình và vô cớ la hét với các bạn trong nhóm chơi. Bé không thể tự giải quyết được những bất an trong lòng nên cần có sự giải phóng bằng cách la hét, gắt gỏng. Bạn nên quan tâm, trò chuyện để cùng bé giải quyết vấn đề khi bé có những biểu hiện tương tự.


Trẻ không muốn nhận được sự ủng hộ

Cảm thấy buồn là một điều rất bình thường, đặc biệt là sau một sự kiện nào đó không được vui vẻ. Nhưng thông thường, khi ở trong những giai đoạn khó khăn, mọi người sẽ muốn nhận được sự cổ vũ, động viên từ phía người thân. Ngược lại, trẻ bị trầm cảm sẽ từ chối tất cả những sự ủng hộ của bạn vì trẻ biết rằng, sự ủng hộ của bạn sẽ không làm nỗi buồn biến mất. Trẻ bị trầm cảm sẽ không cảm thấy biết ơn nếu bạn dành cho trẻ một cái ôm, một nụ hôn vào những thời điểm khó khăn. Do đó, đây là một dấu hiệu bệnh trầm cảm của trẻ mà cha mẹ cũng nên chú ý.


Trẻ nhớ rất kém và ít tập trung


Hiếu động là đặc điểm chung ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu trẻ không chú ý vào bất cứ việc gì hay trí nhớ kém thì nên chú ý. Bởi trầm cảm cũng có thể gây hạn chế về khả năng nhớ và tập trung ở trẻ.

Nếu như trẻ không thể nhớ được việc gì hay làm điều gì đó hoàn thiện trong thời gian dài thì bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để phát hiện bệnh kịp thời.

Luôn bi quan trong mọi việc:


Một dấu hiệu khác để nhận biết bệnh trầm cảm là trẻ mắc bệnh trầm cảm luôn bi quan về bản thân và gia đình trong tương lai, trẻ luôn tự tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân và người quanh mình. Vì thế, trẻ lại càng trở nên bất an, căng thẳng thần kinh, xúc động và đôi khi làm cho mọi việc trở nên thái quá.


Luôn tự ti về bản thân:


Họ luôn có cảm giác mình không xứng với bản thân và người xung quanh, tự vơ các sai lầm về phía mình cho dù không phải và cảm thấy tội lỗi. Từ đó, trẻ trở nên ngại tiếp xúc với những người xung quanh và tự nhốt mình vào thế giới riêng của mình.

Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm?


Trầm cảm không thường không bị gây ra bởi một một sự việc hay sự vật nào đó. Đó là kết quả của một trong nhiều yếu tố khác nhau và nó khác nhau từ trẻ này với trẻ khác.

Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người.

Trầm cảm cũng có thể mang tính lây truyền trong gia đình, nếu trẻ có người thân mang bệnh trầm cảm thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời như: cái chết của người thân, ly dị, chuyển tới một nơi ở mới hay thậm chí chia tay với bạn trai, (bạn gái) đều có thể làm trẻ mắc bệnh trầm cảm. Stress cũng là một yếu tố vì trong thời kỳ dậy thì những cảm xúc, tâm lý xã hội.. rất khó kiểm soát và rất dễ ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Trẻ mắc bệnh mãn tính cũng rất dễ dẫn đến trầm cảm, đó là mặt trái của thuốc chữa bệnh.


Phải làm gì để trẻ thoát khỏi sự trầm cảm?


Theo các nhà phân tích tâm lý thì các bậc cha mẹ cần quan tâm chú ý đến trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với trẻ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Ở giai đoạn này, vai trò người mẹ là quan trọng nhất, không nên quá lo ngại đến sự an toàn vệ sinh mà bắt trẻ phải gò bó nhiều giờ trong nôi cũi hay một góc phòng.

Cần đề ra thời gian nhất định để chơi với trẻ và duy trì đều đặn thời gian này. Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con cái sẽ giúp bé phát triển được ngôn ngữ và đón nhận các mối tương giao, từ từ thay đổi tính nết và những hành vi tiêu cực.

- Ngoài những món đồ chơi thông thường, cha mẹ cũng nên mua cho trẻ những đồ chơi rồi cùng chơi với trẻ, không nên ấn đồ chơi vào tay con rồi bỏ đi làm việc khác để chúng loay hoay chơi một mình.

Đối với trẻ từ 6 - 13 tuổi, cảm xúc của trẻ rất cao và dễ mất tự chủ trước những sự kiện bất ngờ xảy đến. Trẻ thường phản ứng bằng cách rút vào trong vỏ ốc để tìm sự an toàn cho mình và trở nên ngỗ ngược, quậy phá để giải toả sự ấm ức giận dữ.


- Khi phát hiện trẻ bị trầm cảm, gia đình và thầy cô cần có thái độ cư xử khéo, nhẹ nhàng, chịu khó lắng nghe, chịu khó đối thoại với trẻ, giúp chúng lấy lại sự cân bằng.

- Cha mẹ cần là chỗ dựa vững chắc để trẻ tin cậy, nương tựa, vượt qua sự trầm cảm.

Trong trường hợp trẻ đã từng có ý định tự sát và sát thương mình thì sẽ phải được theo dõi nghiêm ngặt. Ngoài điều trị, trẻ cũng cần được tham gia vào các hoạt động cộng đồng, vui chơi, giải trí để vực dậy tinh thần. Cha mẹ, người thân cũng cần hạn chế những lời trách móc, than phiền hay cãi cọ nhau trước mặt trẻ vì như thế càng khiến trẻ suy nghĩ nhiều hơn. Trong giai đoạn này, thuốc chỉ nên sử dụng khi các liệu pháp tâm lý không mang lại kết quả. Bởi lẽ, loại thuốc này mang đến khá nhiều tác dụng phụ như mắt mờ, đồng tử giãn, tăng nhịp tim, chóng mặt, buồn nôn…

Ngoài ra, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu trầm cảm, cha mẹ cần chú ý đưa bé đến gặp bác sĩ để có những phương án, liệu pháp điều trị hiệu quả và kịp thời!

Xem thêm: Những loại thức ăn giúp tăng chiều cao 15 minutesThời gian xào: 1 hourNăng suất: 1 loaf Nguyên liệu gồm thịt bò, rau muống Hướng dẫn làm món thịt bò xào rau muống
Share on Google Plus

About Bepviet

Chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm món ngon mỗi ngày cũng như những tin tức về sức khỏe, làm đẹp, mẹ và bé dành cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment