Tìm hiểu sơn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy được ứng dụng trong khá nhiều công trình xây dựng và đặc biệt là ứng dụng nhiều trong việc thi công nhà xưởng. Hiện nay, việc sử dụng sơn Epoxy đang dần trở thành tiêu chuẩn trong việc đánh giá một nhà xưởng hiện nay và từ lâu, sơn  Epoxy đã sớm được các nhà xưởng tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới sử dụng như Anh, Pháp, Nhật Bản... Tại Việt Nam, với việc các doanh nghiệp nước ngoài từ các nước tiên tiến đầu tư nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp đã sử dụng loại sơn Epoxy cho nhà xưởng và dần dần, các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu nhận ra được những lợi ích mà loại sơn Epoxy mang lại và sử dụng rộng rãi hơn.
tim-hieu-son-epoxy-la-gi

Tuy nhiên, có rất nhiều khách hàng vẫn chưa nắm rõ được loại sơn Epoxy này là gì? Cách thi công sản phẩm này nên hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu để bạn nắm rõ hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơn Epoxy là gì?
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về sơn Epoxy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về  thành phần của loại sơn này. Sơn Epoxy có 2 thành phần chính bao gồm thành phần đóng rắn và thành phần sơn. Hai thành phần này đều đã được sản xuất theo đúng tỷ lệ và được đóng gói. Khi thi công nhà xưởng, người thi công chỉ cần trộn 2 thành phần này lại với nhau là có thể sử dụng. Thành phần này đã được nhà sản xuất chia dúng theo tỉ lệ nên khi sử dụng, không nên pha hay trộn lẫn các loại dung môi khác mà không được nhà sản xuất quy định. Đây là một điểm khác biệt so với các loại sơn thông thường khác mà người thi công cần phải lưu ý.
tim-hieu-son-epoxy-la-gi-2

Những dòng sản phẩm sơn Epoxy hiện nay

Trên thị trường hiện nay, sơn Epoxy được chia làm các loại chính phù hợp với từng công dụng, cách thi công riêng: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những dòng sản phẩm phổ biến của sơn Epoxy

Sơn Epoxy hệ tự  phẳng

Sơn Epoxy hệ tự phẳng là loại sơn mà khi chúng ta đổ sơn lên bề mặt, nó sẽ  có khả năng tự chảy và tự cân bằng. Khi thi công nhà xưởng với độ dày của sơn từ 3mm trở lên thì các khuyết điểm trên bề mặt sẽ được che lấp và giúp cho mặt  sàn sáng bóng, thẩm mỹ cao. Loại sơn Epoxy hệ tự san phẳng được ứng dụng khá nhiều trong các nhà xưởng yêu cầu bề mặt có khả năng chống mài món, bề mặt hóa chất, chống nấm mốc,kháng khuẩn...
Sơn Epoxy chống thẩm: Loại sơn Epoxy chống thấm được sử dụng rộng rãi trong việc thi công sàn mái

Sơn Epoxy hệ lăn:

Sơn Epoxy là loại sơn được sử dụng cho sàn nhà xưởng với độ dày sơn từ 0.3 đến 0.4 mm. Loại sơn này được thi công bằng phương pháp sơn lăn roller. Khác với sơn Epoxy hệ tự phẳng, sơn Epoxy hệ lăn khi sử dụng cần kết hợp với dung môi.
tim-hieu-son-epoxy-la-gi-3

Tùy theo phương pháp sơn gốc nước hay sơn gốc dầu mà khi thi công có sẽ có 2 phương pháp sơn khác nhau
  • Sơn Epoxy gốc dầu:

Đây là loại sơn Epoxy có giá khá rẻ, được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, nhà máy, khu ché xuất với nhiều phân khúc sản phẩm khác nhau, đa dạng chủng loại.
  • Sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc nước ít độc hại hơn so với các loại sơn Epoxy gốc dầu với khả năng chịu ẩm khá tốt, được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm.

So sánh sự khác nhau giữa sơn Epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ phẳng:

  • Sơn Epoxy hệ lăn được sử dụng có thể sử dụng ở nhiều bề mặt khác nhau trong khi đó, sơn Epoxy hệ phẳng chỉ có thể sử dụng trên bề mặt nằm ngang
  • Sơn Epoxy hệ phẳng không sử dụng bất cứ loại dung môi nào như ở sơn Epoxy hệ lăn
  • Sơn Epoxy hệ phẳng không sử dụng máy phun sơn hay ru lô như ở sơn Epoxy hệ lăn
  • Sơn Epoxy hệ lăn thi công khá đơn giản trong khi đó, sơn Epoxy hệ phẳng đòi hỏi nhiều nhân công hơn.
tim-hieu-son-epoxy-la-gi-4

Ưu và nhược điểm của sơn Epoxy

Ưu điểm của sơn Epoxy:

  • Sơn Epoxy ít ảnh hưởng tới con người bởi trong thành phần của sơn Epoxy có hàm lượng VOCs thấp.
  • Khả năng chịu nhiệt độ lên đến 120 độ C
  • Khả năng chiu mài mòn, chịu tải trọng lớn, độ bền cao, chịu được va chạm tốt
  • Một số loại sơn Epoxy chuyên dụng có thể được sử dụng để chứa thực phẩm và nước
  • Khả năng chịu kiềm và chịu hóa chất rất tốt.
  • Không nấm mốc, dễ lau chùi

Nhước điểm của sơn Epoxy

  • Đòi hỏi phải có sự hiểu biết về sơn Epoxy khi thi công
  • Khả năng chịu tia UV kém, bị phân hóa dưới ánh nắng
  • Mùi sơn Epoxy khá nống nặc, có thể dẫn đến đau đầu
  • Đòi hỏi tỉ lệ pha trộn sơn phải đúng theo tỉ lệ nhà sản xuất đưa ra

Lưu ý khi sử dụng sơn Epoxy

Một lần nữa xin nhắc lại với các bạn đó chính là sơn Epoxy phải được pha trộn theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất đưa ra bởi quá trình đóng rắn của sơn phụ thuộc vào nhiệt độ của phản ứng hóa học giữa phần sơn và phần đóng rắn. Ngoài ra, một lưu ý quan trọng khác đó chính là bạn phải sử dụng sơn Epoxy trong thời gian sống của sơn.
tim-hieu-son-epoxy-la-gi-5

Các hãng sơn Epoxy uy tín trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều hãng sơn Epoxy đã tạo được uy tín trên thị trường trong suốt thời gian qua. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua một số hãng sơn Epoxy
  • Sơn Epoxy Sika Việt Nam: Về chất lượng, loại sơn này được đánh giá rất tốt nhưng mức giá cao đang là trở ngại của hãng sơn này tại thị trường Việt
  • Sơn Epoxy Jotun Việt Nam: Đây là loại sơn cao cấp trên thị trường hiện nay, chính vì vậy mà giá thành của sơn khá cao và ít được sử dụng
  • Sơn Epoxy Rainbow thuộc hãng sơn Rainbow Đài Loan. Loại sơn này khá tốt và có mức giá khá hợp lý
  • Sơn Epoxy Chokwang hàn Quốc: Nhà máy sản xuất tại Bình Dương với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá thì loại sơn này được sử dụng khá nhiều với giá khá phù hợp với thị trường Việt
  • Sơn Epoxy Nanpao: Thuộc tập đoàn Noro Nanpao Đài Loan kết hợp với Hàn Quốc. Loại sơn này chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường mặc dù sơn có chất lượng tốt cùng giá thành hợp lý
  • Sơn Epoxy Kova: Đây cũng là một trong những thương hiệu sơn cao cấp và có giá thành cao nên cũng ít được lựa chọn
  • Sơn Epoxy Ecomax: Là sơn epoxy gốc nước với khả năng chịu ẩm khá tốt, tuy nhiên so với sơn Epoxy gốc dầu thì sơn Epoxy gốc nước có giá cao hơn mặc dù chất lượng tương đương
tim-hieu-son-epoxy-la-gi-6

Quy trình kỹ thuật thi công sơn Epoxy:

Bây giờ, sau khi đã tìm hiểu vềsơn Epoxy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật sơn Epoxy

Bước 1: Chuẩn bị  bề mặt sàn trước khi sơn

Khi thi công sơn Epoxy, chung ta cần phải sử dụng máy xoa để làm phẳng và đánh bóng mặt sản bê tông. Ở đây, tiêu chuẩn yêu cầu mặt sàn phải được đổ bê tông MAC 300 trở lên. Chát lượng bề mặt không lõ chỗ, mấp mô.
tim-hieu-son-epoxy-la-gi-7

Bước 2: Sơn lót

Đây là một khâu khá quan trọng trong kỹ thuật sơn Epoxy bởi quá trình này giúp tạo liên kết giữa lớp sơn phủ và bê tông. Cần phải đảm bảo khả năng bám dình tốt  trên bề mặt, điều này đòi hỏi mặt bê tông phải được vệ sinh kỹ lưỡng.
tim-hieu-son-epoxy-la-gi-8

Bước 3: Sơn phủ

Sau khi bề mặt sơn lót đã hoàn toàn khô ráo thì tiến hành sơn phủ bề mặt với sơn Epoxy. Điều quan trọng ở công đoạn này là phải pha trộn sơn đúng theo tỉ lệ mà nhà sản xuất đưa ra. Sơn phủ bề mặt sàn lần 1 sau đó chờ từ 4-8 tiếng cho bề mặt khô mới tiếp tục sơn phủ lần thứ 2.

Xem thêm: Loại sơn nước hãng nào giá rẻ và tốt trên thị trường

Share on Google Plus

About Bepviet

Chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm món ngon mỗi ngày cũng như những tin tức về sức khỏe, làm đẹp, mẹ và bé dành cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment