Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Tuổi tác càng cao, tâm lý của người lớn tuổi thường trở nên khó khăn hơn khiến việc chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, chúng ta còn cần quan tâm nhiều hơn đến yếu tố tâm lý để người già, người lớn tuổi luôn cảm thây vui vẻ, thoải mái trong cuốc sống hằng ngày.

cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-1

Nếu bạn cũng đang băn khoăn trong vấn đề chăm sóc người lớn tuổi thì những lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề cần quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cả về thể chất lẫn tinh thần.


CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ĐÚNG CÁCH


1.Để người lớn tuổi được tham gia các hoạt động xã hội

Một vài hoạt động xã hội ở xung quanh địa phương của bạn là một trong những cách giúp người cao tuổi giải tỏa sự ngột ngạt, được giao lưu, kết bạn với những người cùng tuổi...Dù chỉ những hoạt động nhỏ như tham gia vào các câu lạc bộ tập thể dục buổi sáng, lớp dưỡng sinh.....cũng là một cách hay để người cao tuổi cảm thấy thoải mái hơn.

cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-2

Những hoạt động bạn nên khuyến khích người cao tuổi tham gia:
- Nhóm tập thể dục vào buổi sáng
- Tham gia hội, nhóm người cao tuổi của địa phương
- Các lớp tập dưỡng sinh

2. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Với những người cao tuổi, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý để giúp giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức đề kháng và tăng cường tuổi thọ.

Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng càng cho người cao tuổi ăn được nhiều trong các bữa chính là tốt, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, thực tế bạn không nên để người cao tuổi ăn quá no trong các bữa chính mà hãy chia nhỏ chúng ra thành 5-6 bữa trong ngày. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của người cao tuổi hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng khó tiêu hóa ở người cao tuổi

3. Khẩu phần ăn nên chứa nhiều rau, củ quả

cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-3

Với người cao tuổi, nên hạn chế các loại thịt trong khẩu phần ăn, không nên sử dụng quá nhiều ( Lưu ý: giảm bớt không có nghĩa là bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn) thay vào đó bạn nên sử dụng các loại thực phẩm, rau củ quả giàu chất xơ nhằm giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh đặc biệt là các loại rau củ có màu xanh đậm

4. Hạn chế sử dụng nhiều chất béo

Để cớ thể người cao tuổi luôn khỏe mạnh và phòng tránh được những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi, chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại thịt và cá có hàm lượng chất béo ít như thịt gà, thịt lợn nạc, cá hồi, cá thu.....vì những loại thực phẩm này có chứa nhiều omega-3 rất có lợi cho sức khỏe người cao tuổi và phòng tránh được các bệnh lý tim mạch.

5. Bổ sung vitamin từ nhiều nguồn khác nhau

cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-4

Vitamin và các loại khoáng chất luôn cần thiết cho cơ thể và đặc biệt quan trọng với cơ thể của người cao tuổi. Những nhóm vitamin A,B,C vì nếu thiếu hụt chúng, người cao tuổi rất dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch và suy giảm thị lực, đồng thời hệ miễn dịch làm việc kém hiệu quả.

6. Nên cho người cao tuổi tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng

Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng là nguồn cung cấp vitamin D rất lớn và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với những người cao tuổi khi mà xương khớp đang trong giai đoạn thoái hóa và thường xuyên gặp phải những cơn đau dai dẳng.

Ngoài ra, vận động thường xuyên sẽ giúp các khớp xương dẻo dai, tăng sức khỏe và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể

7. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích

Với người cao tuổi, rượu bia là loại thức uóng cần phải tránh xa vì nếu sự dụng thường xuyên người cao tuổi rất dễ mắc phải các bệnh lý về Gan, tim mạch và ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế để người cao tuổi hút thuốc, trong thuốc là có rất nhiều chất độc hại gây tác động xấu tới cơ thể, đặc biệt với những người cao tuổi có hệ miễn dịch kém,

8. Người cao tuổi cần ngủ và nghỉ ngơi hợp lý

cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-5

Một giấc ngủ sâu là cách tốt nhất để giúp cơ thể hồi phục lại sức khỏe sau một ngày dài, vừa là cách để giảm thiểu các nguy cơ mắc phải những bệnh lý về trí nhớ và tim mạch. Tuy nhiên người cao tuổi thường gặp vấn đề về giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu, do đó người cao tuổi nên ngủ trưa và ngủ không quá 30 phút để vừa giúp hồi phục cơ thể vừa không gây tình trạng mất ngủ vào ban đêm

9. Khám định kỳ

Ở người cao tuổi, sức khỏe và hệ miễn dịch làm việc dần kém hiệu quả khiến người già thường xuyên gặp phải những bệnh lý nguy hiểm và khó kiểm soát được các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch.... Do đó bên cạnh chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, người cao tuổi cũng cần thường xuyên đến các cơ sở y tế để được khám định kỳ nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trên cơ thể và có phương thức điều trị sớm.
Share on Google Plus

About Bepviet

Chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm món ngon mỗi ngày cũng như những tin tức về sức khỏe, làm đẹp, mẹ và bé dành cho chị em phụ nữ.
    Blogger Comment
    Facebook Comment